Money Market

Trong phiên bản đầu tiên của Alpaca Finance, các tài sản trong kho bạc cho vay bị giới giạn, và chỉ được mang đi cho vay trong phạm vi sản phẩm LYF của chúng ta. AF2.0 sẽ mở rộng sự linh hoạt và tiềm năng kiến tạo doanh thu của các kho bạc cho vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nơi triển khai cho nguồn vốn của chúng ta.

Ví dụ đàu tiên là AF2.0 sẽ hỗ trợ hoạt động cho vay với thế chấp quá mức, người dùng có thể sử dụng vốn vay bên ngoài giao thức, tương tự như các nền tảng cho vay khác như Venus hay Compound. Điều này có nghĩa là người cho vay sẽ có khả năng vay vốn dựa trên số tài sản mà họ đã nạp vào các kho bạc cho vay, đây là một trường hợp sử dụng mà người dùng đã đòi hỏi nhiều lần trong cộng đồng.

Hợp đồng của AF2.0 cũng giúp cho việc sử dụng thanh khoản trong pool vào một số ứng dụng được đánh dấu khác, ngoài cho vay với thế chấp vượt mức và LYF, những ứng dụng này có thể mang lại nhiều doanh thu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người cho vay, từ đó nâng cao doanh thu cho chủ sở hữu xALPACA. Những ứng dụng này có thể bao gốm những loại sản phẩm và mối quan hệ giữa các protocol. Tóm lại, nâng cấp này sẽ khiến Alpaca trở nên dễ dàng tích hợp nội bộ cũng như với các giao thức bên ngoài.

Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu vào các đặc tính chính của Money Market.

1️. Sắp xếp tài sản theo các tầng để có thể quản trị rủi ro tốt hơn

Tất cả các tài sản sẽ có sẵn cho hoạt đột vay và cho vay. Tuy nhiên, dựa trên đặc tính rủi ro, mỗi tài sản sẽ được phân chia vào một trong ba tầng với những hạn chế khác nhau nhằm quản trị rủi ro tốt hơn:

  • Collateral tier: Có thể dùng như tài sản thế chấp để vay tài sản khác. Có thể vay được cùng các loại tài sản khác (trong một nhóm vị thế, ví dụ như tài khoản phụ). Đây là tần dành cho những tài sản "blu chip".

  • Cross tier: Không thể dùng để làm tài sản thế chấp để vay tài sản khác, nhưng có thể vay được cùng các loại tài sản khác (trong một tài khoản con với nhiều loại tài sản vay).

  • Isolation tier: Không thể sử dụng làm tài sản thế chấp để vay tài sản khác và chỉ có thể vay được trong những vị thế riêng lẻ, và vị thế đó không vay tài sản khác.

*Các vị thế trong tất cả các tầng đề có thể có nhiều loại tài sản thế chấp.

Kiến trúc này sẽ cho phép listing không cần cấp phép (đối với Isolation tier) bất kỳ loại tài sản nào trong nền tảng của chúng ta, điều này mang lại tiềm năng phát triển không giới hạn cho Alpaca lending. Người dùng có thể vay rất nhiều loại altcoin, tạo ra một thiên đường cho gấu/shorter.

Đồng thời, mô hình này cũng nâng cao sự an toàn cho người dùng và người cho vay (vì tầng Isolation và Cross không cho phép sử dụng tài sản làm thế chấp).

2️. Mô hình lãi suất vay linh hoạt

Ở phiên bản hiện tại của Alaca Finance, giao thức bị giới hạn bởi một mô hình lãi suất cho mỗi loại tài sản. Hạn chế này đã kìm hãm khả năng điều chỉnh lãi suất tinh tế của chúng ta, như triển khai các mức lãi suất khác nhau cho các pool LYF khác nhau. AF2.0 sẽ cho phép chúng ta thiết kế các điều kiện tùy biến để có thể biến bất kỳ sản phẩm nào cũng như pool nào đó có thể tồn tại và mang lại lợi nhuận.

Mô hình lãi suất sẽ thực sự linh hoạt cho từng pool trong cùng một sản phẩm. Ví dụ, chúng ta có thể cung cấp lãi suất vay thấp hơn cho những pool có mức độ biến động thấp như stablecoin-stablecoin (đây là những pool có TVL rất lớn khi APY cao hơn lãi suất vay, nhưng TVL lại giảm mạnh khi lãi suất vay trở nên cao hơn so với APY).

Chúng ta cũng có thể cung cấp lãi suất tùy biến để phù hợp hơn với các kịch bản và sản phẩm. Ví dụ, hoạt động vay với thế chấp vượt mức của BNB có thể có một mô hình lãi suất, trong khi vay cho LYF của BNB sẽ có một môt hình lãi suất riêng biệt khác. Vay để đầu tư vào AV cũng có thể có một mô hình lãi suất hoàn toàn khác.

Tóm lại, AF2.0 sẽ cải thiện mạnh mẽ sự linh hoạt để cho phép xác định mức lãi suất vay phù hợp với đặc tính rủi ro, nhu cầu và hành vi mong muốn đối với từng pool và từng sản phẩm. Điều này sẽ giúp toàn bộ hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, cho phép chúng ta tạo ra nhiều cơ hội mới và có tiềm năng lợi nhuận cho người dùng chỉ với những điều chỉnh đơn giản. Nó cũng sẽ tạo ra điều kiện tối ưu để tối đa hóa mức độ sử dụng cho mỗi sản phẩm, kết quả là gia tăng doanh thu cho toàn bộ giao thức.

3️. Risk-adjusted Supply/Borrow Capacity

AF2.0 sẽ sử dụng phowng pháp hai chiều để tính toán Đệm an toàn (Safety Buffer) và Hệ số thế chấp (Collateral Factor), điều này sẽ giúp chúng ta tối thiểu hóa rủi ro đối với người cho vay và người nắm giữ tài sản, bằng cách tính toán rủi ro đối với từng tài sản cụ thể. Trong phương pháp này, mỗi tài sản sẽ có hai giá trị: Hệ số vay (Borrow Factor) Hệ số thế chấp. Kết quả là, giao thức sẽ có khả năng tính toán tình trạng "sức khỏe" của các vị thế tốt hơn thông qua hai phép tính:

  1. Giá trị nghĩa vụ nợ được điều chỉnh theo rủi ro: Giá trị nghĩa vụ nợ của người đi vay (giá trị vay) có thể được đánh giá tăng lên dựa trên hồ sơ rủi ro của từng loại tài sản cho vay, được định nghĩa bằng Hệ số vay.

  2. Giá trị thế chấp được điều chỉnh theo rủi ro: Giá trị thế chấp của người đi vay có thể bị đánh giá giảm xuống dựa trên hồ sơ rủi ro của từng loại tài sản thế chấp cụ thể, được định nghĩa là Hệ số thế chấp.

*Lưu ý rằng các hệ số dùng để tính toán ra các giá trị được điều chỉnh sẽ không được thay đổi thường xuyên nếu không có lý do cụ thể. Mặc dù Hệ số vay và Hệ số thế chấp có thể được điều chỉnh thông qua có chế quản trị nếu hồ sơ rủi ro của một tài sản thay đổi, các hệ số sẽ được định nghĩa như các biến số trong các hợp đồng thông minh. Chúng sẽ được chia sẽ công khai và cập nhật trên tài liệu của chúng tôi, và được kỳ vọng là sẽ duy trì cố định.

Phương pháp này sẽ cải thiện mức độ an toàn của giao thức vì nó cho phép AF2.0 tính đến rủi ro của các tài sản cụ thể trong cả chiều lên lẫn chiều xuống của nó. Những rủi ro này được đóng gói trong Hệ số thế chấp và Hệ số vay của từng tài sản. Cuối cùng, ngưỡng thanh lý của mỗi vị thể sẽ phù hợp với hồ sơ rủi ro cụ thể của các loại tài sản liên quan tới vị thế.

Ví dụ:

Alice có $1.000 USDC, và cô ấy muốn vay BNB. Cô ấy có thể vay được bao nhiêu?

Nếu USDC có hệ số thế chấp là 0,9, và BNB có hệ số vay là 0,7, khi đó, người dùng có thể vay $1.000*0,9*0,7 = $630 giá trị theo BNB. Ở mức độ vay này, giá trị thế chấp được điều chỉnh theo rủi ro của người dùng sẽ là $1.000*0,9 = $900, và giá trị của nghĩa vụ nợ được điều chỉnh theo rủi ro sẽ là $630 / 0,7 = $900. Nếu giá BNB tăng, khi đó giá trị nghĩa vụ nợ được điều chỉnh theo rủi ro của người dùng cũng sẽ tăng và > $900, khi đó vị thế sẽ bị thanh lý. Mức đệm an toàn trong trường hợp này sẽ là $1.000 - $630 = $370.

4️. Việc kiểm tra Hệ số nợ được trì hoãn

Chúng tôi đã thiết kế một sự biến thể trong kiến trúc đặc trưng của các hợp đồng thông minh để vận hành các money market. Cải tiến này sẽ cho phép người dùng được trải nghiệm những trường hợp ứng dụng linh hoạt hơn, tạo ra các tùy biến trong vị thế của họ và áp dụng các chiến lược tiến bộ. Cập nhật này không phải là phần dễ nhận thấy của hợp đồng thông minh, kiểm tra Hệ số nợ, nhưng nó đã mang lại một năng lực mạnh mẽ cho người dùng.

Đây là cách nó hoạt động. Thông thường, Hệ số nợ của một tài khoản sẽ được kiểm tra ngay lập tức sau khi thực thi bất kỳ hoạt động vận hành nào mà nó có thể thất bại do việc duy trì lượng thế chấp cần thiết không được đảm bảo, điều này sẽ đảo ngược giao dịch trong trường hợp thất bại. Những thao tác vận hành này bao gồm vay, rút thế chấp hoặc đóng một vị thế.

Trong khi, hợp đồng thông minh của AF2.0 được viết theo cách nó sẽ trì hoãn việc kiểm tra Hệ số nợ, điều này cho phép các hoạt động vận hành được thực thi trước khi Hệ số nợ được kiểm tra một lần ngay sau khi kết thúc một giao dịch.

Sự thay đổi nhỏ này mang lại lợi ích gì? Nhiều hơn những gì có thể nhìn thấy. Hãy cùng phân tích.

Nếu không trì hoãn việc kiểm tra Hệ số nợ, người dùng phải nạp tài sản thế chấp vào trước khi một khoản vay được phát hành. Ngược lại, nếu việc kiểm tra bị hoãn lại, người dùng có thể thực thi một số hoạt động trước khi Hệ số nợ được kiểm tra. Họ có thể, ví dụ, vay ETH, sau đó bán tất cả chúng sang USDC (short ETH) và nạp USDC vào money market như là tài sản thế chấp để vay BTC, rồi nạp BTC vào lending pool (long BTC) để nhận lãi suất (quá trình này giống như là một phương án phòng hộ, đánh cược vào việc ETH sẽ giảm so với BTC). Ở đây có 3 loại tài sản được sự dụng trong chiến lược ví dụ này, thực tế là sẽ không có giới hạn ở đây.

Hoặc họ có thể đi theo chiến lược đối ngược, vay BTC, bán sang ETH (short BTC), rồi sử dụng ETH để mở một vị thế LYF 3x để kiếm lợi suất (long ETH sử dụng đòn bẩy).

Đây chỉ là hai trong rất nhiều ví dụ tiềm năng.

Tóm lại, tính năng này cho phép các chiến lược phức tạp được tương tác với các hợp đồng money market trong 1 giao dịch, điều này sẽ tiết kiệm phí gas, mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, mở ra những ứng dụng mới và mạnh mẽ mà chúng ta chỉ mới chạm vào phần nổi của tảng băng ở đây.

5️. Phương pháp thanh lý có thể thiết lập được theo các cấu hình

AF2.0 sẽ mang lại cho chúng ta khả năng thiết lập nên các phương pháp thanh lý khác nhau cho mỗi loại tài sản thế chấp. Để bắt đầu, chúng ta sẽ triển khải hệ thông thanh lý hai lớp dựa trên Hệ số nợ của các vị thế. Hai lớp này bao gồm:

Lớp thứ nhất: Mua lại nhẹ nhàng thông qua Hệ số đóng với mức % chiết khấu cố định

Mua lại là phương án rẻ hơn để đóng các vị thế so với phương án thanh lý đặc thù, đây là phương án đã được chúng tôi triển khai hiệu quả với các Kho bạc thông minh. Với AF2.0, chúng tôi cũng có kế hoạch sẽ tích hợp cơ chế mua lại vào lớp đầu tiên.

Mua lại sẽ được khuyến khích bằng cách bán phần thế chấp của người vay cho người mua lại với một mức % chiết khấu nào đó. Mức chiết khấu này sẽ bắt đầu ở 5% và có thể nâng lên thành 10% với Hệ số nợ cao hơn, nhằm khuyến khích những người mua lại sẽ ưu tiên các vị thế nằm trong trạng thái rủi ro cao hơn.

(Lưu ý rằng 80% phần chiết khấu sẽ được dùng để mua lại ALPACA và đốt nhằm bảo vệ tránh sự đổ vỡ của giao thức ngay cả trong mùa đông của thị trường, vì khoảng một nửa doanh thu của giao thức được tích lũy về ALPACA và đưa vào trong Kho bạc quản trị và nó cũng hoạt động như một điểm chốt trong Kế hoạch bảo hiểm Insurance Plan cho các vị thế LYF).

Một thông số được gọi là "Hệ số đóng - Close Factor" sẽ quyết định mức % của vị thế nợ mà nhà thanh lý có thể trả lại trong một giao dịch đơn lẻ. Điều này có nghĩa là chỉ một phần của vị thế sẽ bị thanh lý, vừa đủ để đưa vị thế trở lại trạng thái khỏe mạnh, cách thức này được gọi là thanh lý nhẹ nhàng, hay trong trường hợp này là mua lại nhẹ nhàng, nó là một quá trình giúp giảm thiểu chi phí thanh lý cho người đi vay.

Lớp mua lại này sẽ là lớp đầu tiên có thể được kích hoạt một khi việc thanh lý là khả thi, bởi vì mua lại là cách rẻ nhất cho người nắm giữ vị thế. Nếu lớp này không được kích hoạt, lớp dự phòng được mô tả dưới đây sẽ được sử dụng.

Lớp thứ 2: Bán trên DEX

Nếu Hệ số nợ của một tài khoản trở nên lớn hơn ngưỡng nợ cho phép (và chưa có người mua lại nào nhảy vào), sẽ có một cơ chế dự phòng để cho phép bất kỳ người nào bán tài sản thế chấp của vị thế trên DEX để trả nợ và nhận một lượng % phí nhất định. Cách này tương tự với phương pháp thanh lý hiện tại. Chúng tôi sẽ chia sẽ các thông số cụ thể của các lớp này trong tương lai.

Last updated