Chiến lược 5: Gia tăng lượng crypto nắm giữ trong thị trường giá giảm
Khi sử dụng các nền tảng DeFi trong giai đoạn thị trường giảm, bạn sẽ phải chứng kiến một thực tế rất đau đớn – bạn bị mất tiền.
Một thực tế của DeFi hiện tại là khoảng 95% các giao thức cung cấp các sản phẩm và chiến lược theo chiều hường chỉ có long, tức là việc cung cấp thanh khoản của bạn hoặc các vị thế với tài sản đơn thường ở trạng thái khi thị trường đi lên thì vị thế của bạn cũng tăng giá trị (theo USD). Vấn đề là khi thị trường đi xuống, bạn khó có thể mỉm cười, do danh mục của bạn sẽ chuyển từ xanh sang đỏ.
Hãy xem xét việc bạn có vị thế cung cấp thanh khoản trên các DEX hàng đầu như Uniswap, PancakeSwap, hay Sushi. Cả hai token trong cặp LP của bạn đều ở trạng thái long. Điều tương tự cũng xảy ra với việc thế chấp trên các giao thức lending như Venus, Aave, và các giao thức khác. Khi giá tăng, cuộc sống thật dễ dàng. Nhưng khi giá rớt, hoặc thậm chí tệ hơn – chúng ta bước vào một thị trường giảm tệ hại – bạn sẽ bước vào một hành trình đau thương với chiếc tàu lượn càng ngày càng đi xuống nhanh hơn và đáng sợ hơn. Cố gắng để không bị ném lên.
Trong thị trường giảm, sẽ rất nhanh thôi, bạn nhận ra lợi suất từ hoạt động farming không bù đủ cho khoản tổn thất lên đên hai chữ số mà bạn phải chịu mỗi tuần. Cố gắng tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường giảm giống như cố gắng ném nước vào một núi lửa đang bùng cháy. Vậy bạn có thể làm gì?
Đối với hầu hết các giao thức DeFi, rất tiếc là, rất ít cách. Đa phần họ không có sản phẩm để giảm thiểu việc thua lỗ trong giai đoạn thị trường đi xuống. Thực tế, đó là một vấn đề cố hữu của hệ sinh thái DeFi hiện tại – thiếu sự bền vững trong điều kiện thị trường đi xuống.
Vậy chúng ta nên làm gì, hay là thôi không canh tác lợi suất nữa? Rồi bạn sẽ chỉ giữ stablecoin hoặc các tài sản crypto trong ví cứng và chấp nhận bị lạm phát, không kiếm thêm được lợi suất, thậm chí chấp nhận bị hao hụt giá trị? Đó là việc mà đa số các holder đã làm trước năm 2018. Và tất nhiên là không ai muốn quay trở lại giai đoạn đó cả.
Bạn sẽ nói tạm biệt với sự thiệt thòi đó nhờ sự có mặt của DeFi với những phần lợi suất rất hấp dẫn mà bạn có thể kiểm được, những mức APY mà nền tài chính truyền thống và những người bạn “không chơi crypto” của bạn sẽ không thể tưởng tượng được.
Rất may mắn cho bạn, có một chỗ để bạn có thể giữ sự thoải mái của bạn trong khi nguồn lợi suất từ hoạt động farming vẫn chạy vào túi bạn một cách thụ động, ngay cả trong giai đoạn thị trường đi xuống, và nơi đó chính là Alpaca Finance.
Alpaca là một nơi khác biệt, bởi vì chúng tôi cung cấp những sản phẩm giúp bạn có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động canh tác lợi suất ngay cả trong giai đoạn thị trường đi xuống. Và với bài viết này, bạn sẽ biết cách farming và thu được lợi nhuận trong giai đoạn thị trường đi xuống.
Khi farming trên Alpaca, bạn không bắt buộc phải nắm giữ những vị thế long, những vị thế không mang lại lợi nhuận trong điều kiện thị trường giảm. Với Alpaca, bạn có thể canh tác lợi suất trên các DEX như PancakeSwap mà vẫn có thể điều chỉnh trang thái long, short hoặc trung tính của mình. Trong bài viết này và các bài viết khác, chúng tôi đã giới thiệu khái niệm long, khi mà lợi nhuận của bạn sẽ đi cùng chiều với hướng dịch chuyển của giá các tài sản. Và bây giờ, với short thì ngược lại. Bạn sẽ kiếm được lợi nhuận khi giá của token giảm, và đó là cốt lõi để xây dựng nên chiến lược có thể mang lại lợi nhuận trong thị trường giảm. (Bạn có thể đọc về short ở đây).
Trước khi đi vào chi tiết của chiến lược ở phía dưới, chúng tôi khuyến nghị bạn nên đọc Chiến lược số 4 trước, nơi mà chúng tôi đã giới thiệu những khái nhiêm cơ bản về farming sử dụng đòn bẩy và cách tính toán trạng thái long short trong vị thế của bạn.
Tạo một vị thế farming có trạng thái short như thế nào?
Trong thị trường giảm, hầu như tất cả tài sản đều giảm giá. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm tắt chiến lược này để tập trung vào một token cụ thể mà bạn tin rằng nó sẽ rớt giá. Ví dụ, trong thị trường tăng, nhưng nếu bạn tin là giá của ETH giảm, bạn có thể short ETH trên Alpaca Finance bằng cách mở vị thế farming sử dụng đòn bẩy và vay ETH. (Tất nhiên đây là ví dụ bạn nhé).
Ví dụ: Mở một vị thế ETH - Stablecoin, vay ETH và sử dụng đòn bẩy > 2x
Bạn có thể mở một vj thế ETH-USDT, nạp vào 10,000 USD giá trị tài sản (ưu tiên USDT để tránh việc phải trả phí swap) và vay thêm lượng ETH trị giá 20,000 USD (dùng đòn bẩy 3x). Do việc cung cấp thanh khoản đòi hỏi tỷ lệ 50:50 cho cặp tài sản, nên sau khi mở vị thế, Alpaca sẽ tự động swap lượng ETH trị giá 5,000 USD của bạn sang USDT, kết quả là bạn có 15,000 USD ở dạng ETH vfà 15,000 USD ở dạng USDT. Trạng thái của bạn sẽ là:
Long với lượng ETH trị giá 15,000 USD
Long với lượng USDT trị giá 15,000 USD
Short với lượng ETH trị giá 20,000 USD
Vậy tổng lại, bạn đang short với lượng ETH trị giá 5,000 USD (bạn có thể tham khảo chiến lược số 4 để hiểu rõ hơn cách tính). Với USDT, vì đây là một đồng stablecoin, nên gần như nó trung tính do giá luôn được neo ở mức 1 USD.
Với vị thế này, bạn sẽ hưởng mức lợi suất 3x so với mức tiêu chuẩn (chưa trừ lãi suất vay) trong khi vẫn thu được lợi nhuận nếu giá ETH giảm. Quan trọng nhất là, bạn không bị thua lỗ thảm hại trong thị trường giảm, và có thể giữ vị thế của mình hàng năm trời.
Một vài điều lưu ý:
Khi bạn sử dụng mức đòn bẩy >2x, bạn sẽ ở trạng thái short với loại tài sản bạn đi vay.
So sánh với vị thế long, vị thế short sẽ có mức độ nhẹ hơn. Ví dụ với mức đòn bẩy 3x, độ lớn của trạng thái short chỉ bằng 1/3 so với trạng thái long. Điều này cũng có nghĩa là rủi ro bị thanh lý sẽ thấp hơn khi bạn ở trạng thái short khi so sánh với vị thế long có cùng kích thước. Nếu bạn cần phải tái cân bằng vị thế của mình bằng cách thêm tài sản thế chấp, việc đó cũng ít thường xuyên hơn.
Mức độ lợi nhuận và thua lỗ của tôi sẽ diễn biến thế nào khi giá tài sản dịch chuyển?
Khi giá của một tài sản hoặc cả hai trong cặp LP dịch chuyển, các DEX sẽ tài cân bằng tài sản của bạn theo cách các AMM đang làm. Giả sử như với vị thế ETH-USDT nói trên, nếu giá ETH tăng, vị thế sẽ có ít ETH hơn trong khi có nhiều USDT hơn. Cơ chế tái cân bằng này đưa ta đến biểu đồ phía dưới, nó mô phỏng sử thay đổi giá trị vốn của bạn khi giá ETH (tài sản được vay) thay đổi. (Bạn không cần phải lo lắng về cách hoạt động của cơ chế cân bằng của AMM đâu, nhưng nếu bạn muốn, bạn có thể đọc trong bài viết trên Học viên Alpaca của chúng tôi).
Với ví dụ này, tài sản không được vay là USDT, là loại tài sản ổn định, và bạn có thể dùng đường màu xanh lá cây. Với các trường hợp khác, tài sản không vay của bạn có thể là BNB, BTCB hoặc loại tài sản biến động khác, các đường khác sẽ ữu ích hơn bởi vì các tài sản này thay đổi giá.
Một số quan sát từ biểu đồ phía trên:
Đường nét đứt màu đen chỉ giá trị vốn của bạn trong trường hợp chỉ HOLD stablecoin trong ví.
Nếu tài sản không được vay không thay đổi giá (stablecoin): a) Nếu không xem xét đến lợi suất, giá trị vốn của bạn sẽ đi theo được liền màu đen. Khi giá ETH giảm, bạn sẽ thu được lợi nhuận do bạn đang short ETH. b) Khi bạn farming sử dụng đòn bẩy 3x (đường màu xanh lá cây), giá trị vốn của bạn sẽ tăng cao hơn nữa.
Nếu tài sản không vay thay đổi giá, các đường cong sẽ thay đổi.
Đây là mô phỏng vị thế trong vòng 90 ngày, nếu bạn giữ vị thế càng lâu, lợi suất bạn kiếm được sẽ càng tằng và đường cong sẽ càng cao hơn so với được HOLD.
Bạn có thể thử với đồ thị, các con số bằng cách sử dụng công cụ mô phỏng Yield Farming Calculator của chúng tôi.
Rủi ro tanh lý
Mặc dù rủi ro thanh lý với các vị thế short thấp hơn so với các vị thế long, nhưng đây vẫn là điều mà chúng ta phải lưu ý, đặc biệt khi loại tài sản không được vay không phải là stablecoin.
Tại mức đòn bẩy 3x, tài sản không vay sẽ phải rớt 36% so với tài sản vay thì bạn mới bị thanh lý (giả sử như ngưỡng thanh lý là 83.33%).
Nếu bạn lựa chọn mở vị thế không vay stablecoin, và vay một tài sản biến động khác trong một cặp như BNB-ETH, khi sử dụng đòn bẩy >2x, bạn phải đặc biệt cẩn thận nếu tài sản không vay bị rớt gia trong khi tài sản đi vay tăng giá, bởi vì việc này sẽ đẩy nhanh tốc độ bị thanh lý của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thanh lý tại bài số 3 trong Học viện Alpaca.
Tóm lại, khi bạn sử dụng mức đòn bẩy >2x, bạn đang short tài sản đi vay. Đây là cách duy nhất để có thể có được lợi nhuận từ hoạt động farming trong thị trường giảm.
Nói chúng, chúng tôi khuyến nghị bạn sử dụng stablecoin là loại tài sản không vay và vay loại tài sản mà bạn tin là giá của nó sẽ rớt mạnh nhất.
Cuối cùng, rõ ràng là với Alpaca Finance, bạn có thể tìm kiếm được lợi nhuận trong cả lúc thị trường đi lên lẫn đi xuống, quan trọng là bạn tìm hiểu và thực hiện đúng phương pháp.
Để đọc nhiều bài viết hơn về các tìm kiếm lợi nhuận với Alpaca Finance, bạn có thể đọc bài Sáu chiến lược đơn giản để tối ưu hóa việc canh tác lợi suất với Alpaca Finance, và nhớ ghé thăm Học viện Alpaca với nhiều nội dung hơn.
Last updated