🧮Cơ chế phòng hộ (Hedging Mechanics)
Tổng quan
Nhằm duy trì trạng thái rủi ro mong muốn của một loại tài sản (ví dụ trạng thái trung tính với biến động thị trường - 0 delta exposure), một kho bạc cần phải tái cân bằng các vị thế của nọ theo từng giai đoạn, khi giá của tài sản di chuyển. Mỗi khi có một giao dịch tái cân bằng diễn ra, kho bạc đó sẽ phải chịu 1) phí giao dịch và trượt giá từ việc swap trên một DEX, và 2) ảnh hưởng tới cổ phần của mình do hiên thực hóa tổn thất vô thường (IL). Hai chi phí cho việc tái cân bằng này là những chi phí lớn nhất để vận hành các Kho bạc tự động.
Mục tiêu cuối cùng của tái cân bằng là để loại bỏ trạng thái delta của các Kho bạc tự động khi giá thay đổi. Chúng tôi các các hệ số thông minh (Intelligence Factors) trong hệ thông để quyết định thời điểm và cách thức tái cân bằng, nhằm tăng lợi nhuận trong dài hạn.
Mục tiêu cuối cùng của mua lại và tái cân bằng là như nhau: để phòng hộ cho các vị thế trong Kho bạc tự động khi giá của tài sản dịch chuyển. Tuy nhiên, có một số khía cạnh khác nhau giữa mua lại và tái cân bằng, sẽ được thảo luận dưới đây:
Hoạt động phòng hộ được triển khai như thế nào?
Phụ thuộc vào điều kiện thị trường, sẽ có một số chiến lược phòng hộ được tối ưu hóa cụ thể để mang lại tiềm năng lợi nhuận cao nhất cho Kho bạc. Ví dụ, nếu thị trường biến động nhưng giá di chuyển trong một khung giá cụ thể, chiến lược tối ưu là không thực hiện bất kỳ giao dịch tái cân bằng nào cả, bởi vì nếu có giao dịch xảy ra chúng ta sẽ phải hiện thực hóa tổn thất vô thường (IL) cũng như chi phí giao dịch không cần thiết do giá chỉ dao động trong một vùng hẹp. Ngược lại, nếu thị trường đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt, chiến lược tốt nhất sẽ là thực hiện việc tái cân bằng dần dần theo sự dịch chuyển của giá. Việc trì hoãn mua lại sẽ dấn đến phải chịu nhiều tổn thất vô thường (IL) và thua lỗ hơn.
Hệ thống tái cân bằng hiện tại sử dụng rất nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm dữ liệu lịch sử giá và các thông số kinh tế khác để phát triển thành những tín hiệu có thể quyết định được rằng thị trường chúng ta đang ở trong trạng thái nào với xác suất đúng cao (có xu hướng hay đang đi ngang; sẽ có đảo chiều hay không). Do mô hình này thu thập dữ liệu vận hành thực tế, nó cũng áp dụng máy học để cải thiện hiệu suất của mình theo thời gian. Dựa trên thông tin này, thuật toán phòng hộ sẽ điều chỉnh hành vi của nó (ví dụ, chế độ vận hành) dựa trên việc xác định cái gì là tối ưu nhất ở thời điểm đó. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng ở đây không có bộ mã lệnh riêng cho mỗi chế độ, mà cùng một bộ mã lệnh nhưng có thể chạy với nhiều bộ thông số đầu vào khác nhau, điều này sẽ giúp nó có thể vận hành với các chế độ khác nhau.
Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp thực thị theo xác suất để tránh rủi ro bị thao túng đảo ngược. Do đó, nếu đứng từ ngoài quan sát, có thể thấy thời điểm giao dịch diễn ra không được xác định rõ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cách điều này hoạt động.
Đầu tiên, chúng tôi muốn giới thiệu Đường cong cường độ mua lại - Repurchasing Intensity Curve, đường cong này dùng để xác định xác suất để một giao dịch tái cân bằng được thực thi để đảm bảo trạng thái thị trường của một kho bạc. Đường cong sẽ có hình dạng giống như hình phía dưới:
Bạn sẽ thấy rằng hình dáng của đường cong tương tự với đường cong lãi suất vay của chúng tôi (nếu bạn thay trục x bằng mức độ sử dụng và trục y bằng lãi suất vay) và bạn đã đúng. Về lý thuyết, chúng đang được dùng để đạt được những kết quả tương tự nhau:
Ở mức delta thấp (kho bạc khá cân bằng), chúng ta sẽ không muốn việc tái cân bằng diễn ra, do do xác suất sẽ thấp. Thực tế, dưới một mức delta nhất định, chúng ta sẽ không tiến hành việc mua lại.
Khi delta tăng lên, xác suất kích hoạt việc tái cân bằng cũng tăng lên (tương tự đoạn thứ nhất của đường cong lãi suất vay).
Bên trên một ngưỡng delta nhất định, chúng ta rất cần thực thi việc tái cân bằng, do đó đường cong xác suất lúc này rất dốc và tiến tới 1 để đảm bảo rằng việc mua lại phải được diễn ra (tương tự với đoạn thứ 3 của đường cong lãi suất)
Tương tự như cách chúng ta có thể điều chỉnh đường cong lãi suất vay để đạt được trạng thái tối ưu của các kho bạc cho vay, ở đây, chúng ta cũng có thể điều chỉnh các hệ số của Đường cong cường độ mua lại để đảm bảo việc tái cân bằng sẽ ở trạng thái nới lỏng hoặc thắt chặt, phù hợp với từng điều kiện thị trường.
Bằng phương pháp trên, mô hình sẽ đánh giá việc có thực hiện tái cân bằng hay không theo từng block (3 giây).
Phía dưới, chúng ta sẽ thảo luận về các chế độ vận hành khác nhau của hoạt động tái cân bằng. Bạn có thể theo dõi chế độ hoạt động hiện tại của AV thông qua kênh Telegram tại đây.
Chế độ thứ nhất: Vận hành bình thường
Ở chế độ bình thường, thuật toán không mong đợi giá dịch chuyển theo cả hai hướng.
Ở trạng thái này, giá được phép dịch chuyển trong một khoảng hẹp. Hoạt động tái cân bằng chỉ được kích hoạt khi giá vượt ra khỏi khoảng hẹp đó.
Chúng ta có thể nói đơn giản hóa rằng, chế độ này hoạt động tương tự như hệ thống tái cân bằng.
Chế độ thứ 2: Phòng hộ chặt chẽ
Ở chế độ này, các AV sẽ được phòng hộ chặt chẽ (ví dụ, việc mua lại sẽ được kích hoạt khi giá dịch chuyển nhẹ).
Chế độ này sẽ được kích hoạt khi mức độ dịch chuyển giá như kỳ vọng, nhưng hướng dịch chuyển thì chưa rõ. Điều này có nghĩa là hoạt động mua lại sẽ xảy ra ở cả hai hướng dịch chuyển của giá.
Bằng cách phòng vệ chặt chẽ, mức độ delta của kho bạc sẽ được giữ ở gần 0 và sẽ không có thiên kiến về dịch chuyển tiếp theo của giá.
Chế độ thứ 3: Phòng hộ theo xu hướng
Ở chế độ này, thuật toán tin rằng giá sẽ dịch chuyển theo một hướng nào đó với xác suất đúng là cao.
Nó sẽ phòng hộ theo dịch chuyển của giá một cách chặt chẽ giống như chế độ thứ 2. Tuy nhiên việc phòng hộ chỉ diễn ra theo một hướng.
Dịch chuyển theo hướng ngược lại sẽ không được phòng hộ.
Chế độ số 4: Bảo vệ (tương tự như Alpaca Guard)
Ở chế độ này, khi một đợt dịch chuyển lớn về giá đang diễn ra hoặc đã diễn ra, nhưng một đợt đảo ngược được kỳ vọng là sẽ diễn ra dựa trên tín hiệu của thuật toán phòng hộ, hoạt động mua lại sẽ tạm dừng, chưa được kích hoạt.
Trong những tháng gần đây, chế độ này đã được kích hoạt một số lần, bao gồm cả lúc giá BNB vượt qua 400, và ngay sau đó giảm mạnh. Có thể đơn giản hóa là: thuật toán của chúng tôi "tự tin" rằng giá sẽ đảo ngược, do đó sẽ chưa kích hoạt việc mua lại. Bằng cách này, kho bạc thu được lợi nhuận rất tốt sau khi giá đảo ngược.
Do đó, với chế độ này, có vẻ như là các AV không được kích hoạt việc mua lại, trong thực tế là nó được thiết kế như vậy.
Với mục tiêu là tối thiểu hóa biến động, chúng tôi sẽ tinh chỉnh các thông số để hoạt động mua lại diễn ra trơn tru hơn theo thời gian để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các kho bạc.
Hàng rào an toàn
AVv3 là một modun đang trong quá trình thiết kế và cung cấp cho người quản lý các kho bạc nhiều tự do hơn trong việc vận hành. Chức năng của hợp đồng thông minh là hoạt động như một thùng chứa để triển khai các chiến lược, và kiểm tra xem hành động của người quản lý kho bạc có nằm trong hàng rào an toàn với các thông số rủi ro có thể chấp nhận được hay không. Chúng tôi sẽ liệt kê các hàng rào an toàn phía dưới đây:
Mức độ tiếp xúc rủi ro ròng cho phép - Net Exposure Tolerance
Mô tả: hợp đồng thông minh sẽ kiểm tra mức độ tiếp xúc ròng của kho bạc trước so với ngay sau hành động của người quản lý và sẽ không cho phép bất kỳ giao dịch phòng vệ nào làm tăng mức độ tiếp xúc ròng của kho bạc theo hướng xấu đi. Ví dụ, một Kho bạc trung tính sẽ mong muốn có mức tiếp xúc là 0 đối với BNB. Nếu mức độ tiếp xúc hiện tại là long nhẹ với BNB, thì người quản lý sẽ không được phép thực hiện một giao dịch phòng vệ theo hướng tăng mức độ tiếp xúc với BNB.
Giá trị: 0%
Lưu ý: hoạt động kiểm tra này không áp dụng đối với giao dịch "vay thêm", khi người quản lý tăng mức đòn bẩy của Kho bạc.
Mức độ trượt giá cho phép khi swap - Swap Price Impact Tolerance:
Mô tả: Chúng tôi sẽ thiết lập mức độ trượt giá cho phép đối với một giao dịch swap. Nếu một giao dịch swap có mức đột rượt giá lớn hơn giá trị % đã thiết lập, giao dịch sẽ bị đảo ngược.
Giá trị: 1.0%
Tỷ lệ đòn bẩy tối đa - Max Leverage:
Mô tả: Chúng tôi kỳ vòng ở chế độ vận hành bình thường, mức độ đòn bẩy sẽ là 2-3x. Chúng tôi sẽ thiết lập mức đòn bẩy giới hạn cho các Kho bạc, phía trên mức đòn bẩy đó, người quản lý sẽ không thể vay thêm tài sản. Nếu Kho bạc chạm vào mức đòn bẩy tối đa, chúng tôi sẽ thực hiện giao dịch giảm đòn bẩy bằng cách đóng bớt 10% vị thế và sử dụng 10% tài sản đó để trả nợ. Lưu ý rằng 10% được lựa chọn để có được mức độ ảnh hưởng nhẹ nhàng tới kho bạc, nhưng có thể thực hiện việc này nhiều lần nếu thị trường tiếp tục dịch chuyển theo hướng bất lợi.
Giá trị: 6x
Mức độ thay đổi vốn chủ sở hữu cho phép - Equity Change Tolerance:
Mô tả: Mức độ thay đổi vốn chủ sở hữu cho phép hoạt động như hàng rào an toàn cuối cùng để kiểm tra xem một giao dịch được thực hiện bởi người quản lý kho bạc có an toàn hay không. Nó sẽ kiểm tra mức % thay đổi trong vốn chủ sở hữu trước so với ngay sau khi giao dịch được thực hiện và sẽ đảo ngược giao dịch nếu mức % tổn thất quá cao.
Giá trị: 0.25%
Mức độ tiếp xúc rủi ro - Max Exposure
Mô tả: Hàng rào an toàn này theo dõi và điều chỉnh mức độ tiếp xúc rủi ro hiện tại của các Khoa bạc so với mức độ tiếp xúc rủi ro mục tiêu. Ví dụ, mức độ tiếp xúc rủi ro mục tiêu của Kho bạc tiết kiệm BNB là 1xLong với BNB. Mức độ tiếp xúc rủi ro mục tiêu của Kho bạc tiết kiệm BTCB là 1xLong BTCB, và mức độ tiếp xúc rủi ro của Kho bạc trung tính thị trường là 1xLong với stablecoin. Trong trường hợp kho bạc 1xLong BNB có mức độ tiếp xúc rủi ro thực tế là 4xLong BNB (+3x so với mục tiêu) hoặc 2xShort BNB (-3x so với mục tiêu), nó sẽ chạm vào hàng rào bảo vệ, chúng tôi sẽ giảm 10% mức độ tiếp xúc.
Giá trị: + / - 3x
Last updated