Nhà cung cấp thanh khoản

Nhà cung cấp thanh khoản sẽ sử dụng tài sản của mình cho vào một pool thanh khoản hợp nhất, pool này sẽ đóng vai trò như là nguồn thanh khoản để phục vụ các trader. Cung cấp thanh khoản có thể được xem xét như là một hình thức đầu tư vào một quỹ chỉ số, quỹ này nắm giữ hỗn hợp các tài sản (BTCB, BNB, ETH) và các stablecoin (USDT, USDC) và thu được lợi suất từ nhiều nguồn.

Ngoài việc kiếm được token phần thưởng từ chương trình khuyến khích của pool, nhà cung cấp thanh khoản còn kiếm được lợi suất "hữu cơ" từ những nguồn sau:

  • Phí mở/đóng vị thế: phí này sẽ được trả mỗi khi trader mở, đóng hoặc điều chỉnh vị thế của họ.

  • Phí vay: phí này sẽ được thu thập hàng giờ từ các vị thế dựa trên mức độ sử dụng vốn của mỗi pool (tương tự với các pool cho vay của Alpaca).

  • Phí swap: phí này sẽ được trả mỗi khi có người dùng swap tài sản trên sàn.

  • Phí nạp/rút thanh khoản khỏi pool: phí này được trả mỗi khi có lệnh nạp/rút tài sản vào/ra khỏi pool thanh khoản.

  • Lợi nhuận counter-exposure: Nhà cung cấp thanh khoản trong một pool hành động giống như một nhà tạo lập thị trường với mức tiếp xúc bù đắp với các vị thế tổng hợp, điều này được xem như là đã mang lại một giá trị cộng thêm. Điều này đã được thể hiện trong lịch sử. Nhà tạo lập thị trường cung cấp thanh khoản cho các trader đã thu được lợi nhuận bền vững từ việc tiếp xúc bù đắp tổng hợp trong hầu hết các loại thị trường trong dài hạn, bao gồm cả các sàn giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh viễn.

  • Phí vay nhanh (flash loan): Các tài sản trong pool thanh khoản sẽ có thể được dùng cho hoạt động vay nhanh, điều này sẽ cung cấp một nguồn doanh thu bổ sung cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Lưu ý rằng việc cung cấp dịch vụ vay nhanh kể trên sẽ không tạo ra rủi ro bị khai thác vay nhanh đối với bất kỳ sản phẩm nào của Alpaca, bởi vì việc "cung cấp" và "chấp nhận" vay nhanh là hai điều khác nhau. Alpaca không chấp nhận vay nhanh. Về khía cạnh cung cấp, vay nhanh được cung cấp bởi nhiều giao thức trên BNB Chain như PancakeSwap.

Những đặc tính chính của pool thanh khoản

1️. Chống front running bằng MEV bots/ oracle giá

  • Với bất kỳ giao dịch nào sử dụng dữ liệu giá oracle công khai, sẽ có rủi ro bị tấn công front-running bởi MEV bot. Hệ quả là fron-running đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các sàn giao dịch on-chain khác. Trong trường hợp này, chúng tôi đã thiết kế phương án để chống lại rủi ro này.

  • Chúng tôi sử dụng dữ liệu giá từ Oracle của Pyth để tham khảo. Điều này có nghĩa là mức giá mà người dùng nhìn thấy trên giao diện người dùng và trong tất cả các tính toán sẽ được lấy từ Pyth. Tuy nhiên, khi người dùng thực hiện một giao dịch đòi hỏi giá Oracle (mở, đóng, nạp thanh khoản...), chúng tôi sẽ luôn cập nhật giá từ nguồn nội bộ của chúng tôi trước, tránh bất kỳ cuộc tấn công fron-running nào có thể xảy ra. Nguồn giá nội bộ của chúng tôi sẽ được tổng hợp từ các sàn giao dịch lớn như Binance, Coinbase,...

  • Chúng tôi sẽ thiết lập mức độ chênh lệch cho phép nhỏ (ví dụ 0.0055) giữa nguồn giá của mình và nguồn giá từ Pyth. Giao dịch sẽ bị đảo ngược nếu độ chênh lệch vượt ra khỏi mức cho phép.

  • Phương pháp này sẽ bảo vệ và chống lại các hành động tấn công khai thác chống lại nhà cung cấp thanh khoản như cách chúng tôi triển khai chức năng tái đầu tư cho các vị thế trên Alpaca LYF trước khi một vị thế mới được mở để tránh những người canh tác lợi suất bị tấn công khai thác.

2️. Lợi suất phụ từ kho bạc cho vay của Alpaca

  • Một phần tài sản của pool thanh khoản sẽ được nạp vào kho bạc cho vay (lending vault) của Alpaca để nhận lãi suất cho vay về cho các nhà cung cấp thanh khoản, điều này cũng giúp cho lượng tài sản sẵn sàng để các famer vay để đi canh tác lợi suất.

3️. Cơ chế bảo vệ để chống việc tiếp xúc rủi ro một chiều (one-sided exposure)

  • Trong giai đoạn tâm lý thị trường sôi động, có thể có sự chênh lệch lớn về nhu cầu long hoặc short, điều này khiến cho các nhà cung cấp thanh khoản sẽ chịu rủi ro theo một hướng.

  • Trong khi lãi suất vay cao đi kèm với giai đoạn có hệ số sử dụng vốn cao sẽ không khuyến khích việc mở các vị thế mới mà khuyến khích đóng các vị thế hiện tại, nó không đảm bảo được việc sẽ giảm lượng sự chênh lệch lãi suất mở giữa long và short, cũng như hệ số sự dụng vốn cao không nhất thiết là điều kiện để tồn tại sự chênh lệch. Do đó, để làm dịu bớt vấn đề, sàn giao dịch của chúng tôi sẽ có cơ chế Funding Rate.

  • Trên sàn tập trung, Funding Rate tồn tại sựa trên sự khác nhau giữa giá Perp và giá giao ngay của tài sản cơ sở. Trên sàn giao dịch của chúng tôi, Funding Rate sẽ tồn tại dựa trên sự khác nhau giữa khối lượng hợp đồng mở của long và short. Điều này có nghĩa là các trader có thể kiếm được tiền từ Funding Rate nếu họ mở vị thế ngược với độ chênh lệch khối lượng hợp đồng mở long/short, và mục tiêu của cơ chế này là khuyến khích các vị thế mới theo hướng tiếp xúc bù để các nhà cung cấp thanh khoản duy trì được trạng thái trung tính.

Tính toán phí nạp và rút tiền vào ALP

Phí đối với hoạt động nạp và rút thanh khoản vào / ra ALP sẽ có hai thành phần:

Tổng phí = Phí cố định + Phí thuế (Total Fees = FixedFee + TaxFee)

Trong đó , Phí cố địn (FixedFee) = 0.3%

(Phí thuế) TaxFee dao động từ -0.3% — 0.5%

Điều này có nghĩa là Tổng phí sẽ dao động từ 0% — 0.8%

Phí thuế (TaxFee) được xác định dựa trên việc khoản nạp vào / rút ra sẽ dịch chuyển pool thanh khoản theo hướng gần hơn / xa hơn mức % mục tiêu của các tài sản trong pool. Chi tiết về các tính thuế sẽ có ở Calculator.

Last updated