AIP-30: Đề xuất phát triển sản phẩm mới - Stablecoin
Last updated
Last updated
Chúng tôi đề xuất phát triển một sản phẩm stablecoin trên Stacks 3. Tính năng chính của sản phẩm là cho phép người dùng sử dụng Bitcoin trên Stacks làm thế chấp để đúc phát hành stablecoin. Các giá trị chính mà stablecoin của chúng ta sẽ có là:
1.) Hiệu quả sử dụng vốn
2.) Không lãi suất (ví dụ, không có lãi suất vay)
3.) Cơ chế chốt (pegging) mạnh mẽ
Chúng tôi đã đánh giá nhiều cơ hội khác nhau, và giải thích những yếu tố cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm này như phía dưới:
Giao thức lớp cơ sở: Một trong những thách thức với sản phẩm canh tác lợi suất sử dụng đòn bẩy (LYF) của Alpaca Finance là sản phẩm này phải được xây dựng phía trên một giao thức khác, ví dụ là các DEX. Điều này làm cho sản phẩm dễ gặp rủi ro mất kiểm soát khi có những thay đổi diễn ra ở giao thức phía dưới (DEX). Hơn nữa, để mô hình LYF mang lại hiệu quả, đòi hỏi phải có một sàn DEX lớn hỗ trợ TVL bổ sung từ LYF. Còn với sản phẩm stablecoin, sẽ không có sự phụ thuộc vào giao thức khác. Điều này rất hữu ích bởi vì chúng ta sẽ trở thành một trong những giao thức đầu tiên khởi chạy trên Stacks sau nâng cấp Nakamoto.
Trạng thái thị trường hiện tại: Rõ ràng là chúng ta đã bước vào một thị trường tăng giá mới với BTC quay lại vùng ATH, và nhu cầu về đòn bẩy để vào các vị thế long trở nên rất cao. Xây dựng một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu này sẽ có cơ hội thành công cao, theo quan điểm của chúng tôi.
Kinh nghiệm và chuyên môn của Team : Đội ngũ phát triển của chúng ta đã có kinh nghiệm với sản phẩm stablecoin (AUSD). Chúng tôi hiểu rõ và có bí quyết về các rủi ro chính của sản phẩm, thiết kế các đánh đổi, và tại sao AUSD lại không tạo ra sức hút tốt. Về cốt lõi, sản phẩm stablecoin là một sạng của sản phẩm đòn bẩy, nơi mà chúng ta có kinh nghiệm chuyên môn rất mạnh. Học hỏi từ AUSD và các sản phẩm khác, đội ngũ của chúng tôi tự tin có thể tạo ra một sản phẩm an toàn với chất lượng cao cho người dùng của mình.
Niềm tinh / Sở thích của Tram: Trong các sản phẩm được đưa ra để cân nhắc, đội ngũ của chúng tôi cảm thấy hứng thú nhất với cơ hội này, và tin rằng nó có cơ hội cao nhất để trở thành một sản phẩm có tầm cỡ. Do sẽ luôn có những khó khăn xuất hiện, một đội ngũ có động lực sẽ đi được đường dài khi xây dựng một sản phẩm mới.
Kích cỡ của cơ hội: Độ lớn thị trường cho stablecoin phi tập trung là rất lớn, và như chúng tôi sẽ phân tích ở những phần sau, một miếng bánh nhỏ trong thị trường này cũng có thể mang lại nguồn doanh thu bền vững cho giao thức.
Cánh đồng xanh: Hệ sinh thái Stacks tiêu biểu cho một cơ hội cánh đồng xanh, với một hệ sinh thái còn non trẻ, mang lại cơ hội giành được lợi thế dẫn đầu cho những đội ngũ có năng lực.
Tiếp cận với hệ sinh thái Bitcoin: Chúng tôi tin rằng Stacks đại diện cho một tiềm năng rất lớn chưa được khai thác để tiếp cận với hệ sinh thái Bitcoin, với chỉ khoảng 1% lượng bitcoin hiện đã được triển khai vào các hợp đồng thông minh (ví dụ, wBTC chiếm ít hơn 1% tổng lượng cung BTC). sBTC, được phát triển bởi Stacks, với mục đích thay đổi và tạo ra một nền kinh tế mới cho Bitcoin với nhiều cải thiện so với các giải pháp token hoá Bitcoin hiện nay: Không có phí wrapping / pegging - Không có phí lưu ký - Kế thừa 100% ngân sách bảo mật của Bitcoin - Không có rủi ro Oracle hay các blockchain L1 thay thế.
Chúng tôi tin rằng những đặc điểm này mang lại cho sBTC xác suất cao có thể được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Bitcoin. Đồng thời cũng lưu ý rằng nguyên nhân cho việc sự chấp nhận chưa rộng rãi của các giải pháp token hoá Bitcoin như wBTC có thể là do một thực tế là các giải pháp này không mang lại giá trị cho hệ sinh thái Bitcoin, mà mang lại giá trị cho các mạng lưới khác (ví dụ như Ethereum), những mạng lưới được xem là kẻ thù đối với một số người ủng hộ Bitcoin nhiệt thành.
Nâng cấp sắp tới: Stacks là một giải pháp lớp thứ 2 của Bitcoin, nó cho phép các ứng dụng phi tập trung và các hợp đồng thông minh có thể vận hành. Stacks là một blockchain được liên kết với Bitcoin thông qua cơ chế đồng thuận bắc cầu qua hai mạng lưới, được gọi là Proof of Transfer. Điều này cho phép Stacks được kế thừa sự bảo mật của Bitcoin và cho phép các ứng dụng của Stacks sử dụng trạng thái của Bitcoin. Bitcoin là lớp cơ sở và lớp bảo mật của Stacks, nơi các giao dịch được tất toán và Stacks thêm các ứng dụng và hợp đồng thông minh phức tạp vào. Các ứng dụng của Stacks có thể tương tác với trạng thái của Bitcoin, do đó bạn có thể có một ứng dụng sử dụng Bitcoin như tiền tệ của nó.
Với bản nâng cấp Nakamoto sắp tới (Dự kiến vào tháng Tư, trước Halving), hiệu năng và tính hữu dụng của Stacks sẽ được cải thiện đáng kế. Đặc điểm quan trọng nhất là thời gian tạo khổi sẽ không phải gắn chặt với thời gian tạo khối của Bitcoin nữa (khoảng 10 phút). Nó sẽ dưới một mức cố định (tính bằng giây). Tốc độ tạo khối nhanh như vậy sẽ giúp trải nghiệm người dùng tương đương với các blockchain khác. Đọc thêm thông tin tại đây.
Thời điểm ra mắt: Kế hoạch phát triển của chúng ta nên trùng hợp với thời điểm ra mắt sBTC và nâng cấp Nakamoto, điều này sẽ giúp sản phẩm của chúng ta trở thành một trong những giao thức đầu tiên lên sóng trên Stacks và có được lợi thế đi trước. Đây là một chiến lược đã thành công với Alpaca Finance khi ra mắt vào năm 2021.
Người dùng có thể ký gửi Bitcoin của mình như tài sản thế chấp để nhận một khoản vay (ví dụ như đúc stablecoin), không phải trả lãi suất. Stablecoin được bảo đảm bởi khoản thế chấp ký gửi, pool ổn định và tập thể người vay.
Vay không phải trả lãi
Chúng tôi sẽ chỉ tính phí khởi tạo khoản vay 1 lần cho những người dùng vay stablecoin. Chỉ cần trả phí khởi tạo khoản vay một lần là tính năng độc đáo nhất theo quan điểm của chúng tôi, bởi vì người đi vay sẽ không phải chịu rủi ro lãi suất trong suốt quá trình vay nợ.
Điều này đặc biệt đúng trong thị trường giá tăng, khi mà nhu cầu sử dụng đòn bẩy tăng mạnh và sẽ có những giai đoạn mà lãi suất vay tăng thẳng đứng hoặc duy trì ở mức cao trong một khoảng thời gian dài.
Giá chốt của stablecoin được đảm bảo như thế nào?
Vấn đề đối với AUSD:
Nguyên nhân chính dẫn tới AUSD không được chấp nhận rộng rãi là do khả năng duy trì giá chốt của nó kém. Mặc dù hệ thống của AUSD an toàn (thế chấp vượt mức và luôn có tài sản bảo đảm), nhưng nó không thể duy trì được giá chốt do không có một cơ chế mua lại trực tiếp đủ mạnh.
Mặc dùng chúng ta có mô đun stable swap, nhưng nó đòi hỏi phải tích luỹ một khoản quỹ stablecoin trước (ví dụ, cần phải có ai đó đúc AUSD thông qua mô đun stable swap) để có thể thực hiện chức năng mua lại (AUSD -> BUSD). Trong bối cảnh đó, nhưng người kinh doanh chênh lệch giá không có động lực để nhảy vào mua AUSD khi giá rớt xuống dưới $1, bởi vì họ không biết được họ sẽ phải giữa AUSD trong bao lâu để nó trở lại giá chốt.
Một cách để giải quyết vấn đề này là cho phép mua lại trức tiếp từ stablecoin thành tài sản thế chấp. Một cách để đạt được điều này là xây dựng nguồn quỹ để dùng cho hoạt động mua lại trực tiếp. Một ví dụ thực tế là FEI, họ đã huy động được một lượng quỹ rất lớn để cho phép dùng FEI để mua lại USD. Tuy nhiên, xây dựng một nguồn quỹ đủ lớn không phải là việc dễ, và nó chỉ có thể khả thi thông qua một đợt huy động vốn và bán token.
Chúng ta sẽ duy trì giá chốt như thế nào?
Chúng tôi đề xuất một cách để mua lại trực tiếp thông qua khả năng đóng vị thế nợ bởi vất kỳ ai. Đặc biệt, bất kỳ ai nắm giữ stablecoin của chúng ta (không chỉ những người nắm giữ vị thế nợ) sẽ có khả năng mua lại $1 giá trị tài sản thế chấp, trừ đi phí. Điều này có nghĩa là một nhà kinh doanh chênh lệch giá cho thể nhảy vào bất kỳ lúc nào khi giá của stablecoin < $1 - phí, và sẽ duy trì được stablecoin của chúng ta ở mức giá chốt.
Để xác định vị thế nào sẽ bị đóng (một phần) khi có hoạt động mua lại, hợp đồng thông minh của chúng tôi sẽ phân loại tất cả các vị thế nợ đang mở theo mức độ rủi ro của chúng (tỷ lệ thế chấp) và sẽ đóng những vị thế rủi ro cao nhất trước. Phương án này đồng thời cũng làm giảm mức độ rủi ro chung của giao thức.
Với người nắm giữ nợ, nếu vị thế của họ bị đóng, họ sẽ bị mất phần tài sản thế chấp tương ứng với lượng stablecoin dùng để mua lại vị thế của họ. Đổi lại, họ không cần phải trả lại stablecoin. Người nắm giữ vị thế nợ có thể hạ thấp rủi ro xuống bằng cách trả bớt một phần nợ hoặc bổ sung thêm thế chấp vào vị thế của họ để tránh bị mua lại.
Ngược lại, nếu giá của stablecoin > $1, một nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ đúc stablecoin và bán ra thị trường.
Pool ổn định hoạt động như thế nào?
Các tài sản trong pool ổn định được sử dụng để chi trả cho các khoản nợ của các vị thế bị thanh lý. Khi có sự kiện thanh lý xảy ra, stablecoin trong pool ổn định sẽ được dùng để đóng vị thế nợ (ví dụ, đốt) và tài sản thế chấp của vị thế sẽ được chuyển vào pool ổn định. Theo thời gian, khi các tài sản (như BTC) trong pool ổn định sẽ tăng lên và stablecoin sẽ giảm xuống, khi có các đợt thanh lý.
Thay vì đỏi hỏi phức tạp về kỹ thuật đối với các nhà thanh lý như trước đây, mô hình này cho phép người dùng ở bất cứ trình độ kỹ thuật nào cũng có thể tham gia và hỗ trợ giao thức bằng cách trở thành một nhà thanh lý. Người ký gửi vào pool ổn định sẽ nhận được một khoản phí thanh lý, như là một dạng lợi suất.
Một trong những câu hỏi quan trọng là "cơ hội này lớn như thế nào?"
Trong khi có rất nhiều yếu tố, chúng ta có thể ước tính độ lớn của cơ hội bằng những cách sau đây:
1. Ước tính từ trên xuống
Tổng vốn hoá thị trường của BTC hiện tại là khoảng ~$1,300 tỷ USD
Giả sử 1% tổng lượng cung BTC sẽ được token hoá trên Stacks (tương đương với wBTC)
Giả sử 50% lượng Bitcoin đó sẽ được triển khai như tài sản thế chấp trong các giao thức lending (ví dụ, triển khai trên bể thanh khoản các DEX, staking...)
Ước tính này cho thấy quy mô cho wBTC làm tài sản thế chấp là khoản $6.5 tỷ USD. Vài % của miếng bánh này cũng đã là một cơ hội hấp dẫn. Chúng tôi tin rằng 100 triệu đô la TVL là mục tiêu có thể đạt được trong trung đến dài hạn.
2. So sánh
Chúng tôi quan sát một giao thức tương tự và ước tính doanh thu hàng năm cho thể đạt con số hàng triệu đô la.
Xem toàn bộ phân tích tại đây: AUSDv2 Revenue Model - Google Sheets 1
Chúng tôi ước tính rằng thời gian phát triển sẽ mất khoảng 3 tháng để hoàn thiện và mức ngân sách cần thiết là $150k USD, phần ngân sách này sẽ được tài trợ từ lượng phí thu được từ việc chuyển đổi BUSD (theo AIP-29). Lịch trình chi tiết và kế hoạch phát triển sẽ được công bố nếu đề xuất này được cộng đồng thông qua.
Nếu chi phí thực tế ít hơn lượng ngân sách phân bổ, phần dư sẽ được cộng đồng bỏ phiếu để quyết định cách sử dụng.
Chúng ta sẽ cần ngân sách bổ sung để làm phần thưởng khuyến khích khi ra mắt sản phẩm và làm marketing, ngân sách này sẽ được phân bổ từ Warches hoặc các nguồn khác.
Q: Rủi ro chính là gì?
A: Dưới đây là một số rủi ro chính của sản phẩm này:
Thiếu sự chấp nhận: Chúng ta phụ thuộc vào khả năng thu hút TVL của Stacks. Một tốc độ chấp nhận chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức hút của giao thức.
Sự trì hoãn cập nhật Nakamoto: Tính hữu dụng của Stacks phụ thuộc mạnh mẽ vào bản cập nhật Nakamoto. Việc trì hoãn hoặc có vấn đề với bản cập nhật này sẽ dẫn tới việc chúng ta phải trì hoãn sản phẩm này.
Sự trì hoãn trong quá trình phát triển: Stacks sử dụng Clarity làm ngôn ngữ lập trình, nó khác với Solidity / EVM, là loại ngôn ngữ lập trình mà đội ngũ chúng ta đã quen thuộc. Mặc dùng chúng tôi tự tin vào trình độ và năng lực của đội ngũ của mình trong việc tiếp cận nhanh chóng với một ngôn ngữ lập trình mới, nhưng vẫn có rủi ro là lịch trình sẽ dài hơn dự kiến. Trong khi đây là rủi ro, thì nó cũng là một dạng rào cản để ngăn việc các giao thức khác có thể dễ dàng cạnh tranh với chúng ta bằng việc chuyển thẳng mã lệnh sang Stacks, nếu muốn cạnh tranh, họ sẽ phải tiêu tốn nguồn lực và thời gian để phát triển.
Bảo mật hợp đồng thông minh: Clarity được sử dụng bởi số ít dự án, do đó các rủi ro lỗ hổng và các giải pháp bảo mật vẫn chưa được biết đến rộng rãi.
Q: Mô hình này đã được chứng minh là có thể hoạt động? Làm sao bạn biết được là nó sẽ hoạt động?
A: Chúng tôi dưa trên một số ví dụ thực tế, như Liquity có hơn $800 triệu + TVL, và đã tồn tại từ chu kỳ trước. w
Q: Tại sao không phải là LYF trên Stacks?
A: LYF là một giao thức "lớp thứ 2". Đặc biệt là nó cần được xây dựng bên trên một giao thức lớp cơ bản mạnh như một sàn DEX giao nay hoặc một Perp DEX dựa trên pool (xem Vaultka)
Đặc biệt, chúng ta cần DEX đã phát triển tốt có mức lợi suất đủ tốt (15%-20%) và TVL ($100 triệu +). Chúng ta rất may mắn vì có PancakeSwap trên BSC.
Tóm lại, cách tiếp cận này có thể là điều chúng ta sẽ khám phá trong tương lai, khi trên Stacks có DEX đủ tiêu chí.
Q: Doanh thu từ sản phẩm mới sẽ được phân bổ như thế nào?
A: Trong khi con số cụ thể vẫn chưa có, chúng tôi kỳ vọng sẽ đi theo mô hình của các sản phẩm khác của Alpaca. Có nghĩa là, doanh thu sẽ được phân bổ cho những người stake ALPACA, nhà cung cấp thanh khoản và quỹ phát triển.
Q: Liệu chúng ta có thể thiết kế một hệ thống điểm thưởng không? Rất nhiều giao thức đã làm việc đó.
A: Với ý tưởng sử dụng tính điểm để thu hút người dùng, điều hợp lý là nó đóng vai trò trong việc nhận được airdrop của Stacks trong tương lai. Ví dụ, Stack sẽ triển khai một số đợt airdrop cho những người dùng sớm trong tương lai. Chúng ta sẽ phân bổ điểm cho người dùng của mình với lời hứa rằng bất cứ đợt airdrop nào của Stacks cho giao thức (ví dụ, giống như đợt airdrop mà Alpaca nhận được từ Pyth) sẽ được phân bổ trực tiếp cho người dùng. Thiết kế cụ thể về hệ thống tính điểm sẽ là ưu tiên ở mức hai ở thời điểm này. Một ý tưởng tiềm năng khác là sẽ chia sẻ phần doanh thu vượt trội cho những người dùng sớm. Ví dụ, chúng ta hứa sẽ dùng một mức % tương đối cao doanh thu của giao thức để phân bổ cho người nắm giữ điểm trong những tháng đầu. Sau đó mức % chia sẽ sẽ trở về bình thường.
AIP này sẽ được bỏ phiếu theo hình thức YES hoặc NO
YES có nghĩa là đồng ý với đề xuất và cho phép team tiếp cận với quỹ để phát triển sản phẩm.
NO có nghĩa là không đồng ý với đề xuất này, tiếp tục nghiên cứu để phát triển một sản phẩm mới khác.
Nếu đề xuất được thông qua (YES),
Đội ngũ sẽ thiết kế lịch trình phát triển chi tiết
Cập nhật tiến độ với cộng đồng hàng tháng (và liên tục hơn ở thời điểm khởi chạy).
Cộng đồng đã bỏ phiếu YES, thông qua đề xuất.